Hướng dẫn 9 cách khắc phục khi máy tính bị đơ, bị treo

cach-khac-phuc-khi-may-tinh-bi-do-bi-treo

Trải qua 1 lịch sử dài phát triển thì cho tới ngày nay máy tính đã trở thành 1 trong những thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Từ nhu cầu công việc, giải trí cho tới nhu cầu cá nhân thì máy tính đều là công cụ giải quyết hết mọi vấn đề đó. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thì máy tính thường xảy ra tình trạng hoạt động chậm, bị giật, lag do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do lỗi tới từ phần mềm hoặc có những nguyên nhân tới từ lỗi phần cứng máy tính. Để xác định và giải quyết triệt để được vấn đề này thì không phải là điều đơn giản đối với người dùng phổ thông. Chính vì vậy trong bài viết ngày hôm nay Lê Thuận Blog sẽ tổng hợp thủ thuật và gửi tới các bạn hướng dẫn 9 cách khắc phục máy tính bị đơ, bị treo hữu hiệu và dễ thao tác nhất hiện nay. Xin mời các bạn cùng theo dõi!

Xem thêm: Cách dọn rác Win 10

1. Sử dụng trình quản lý ứng dụng Task Manager

Trong quá trình hoạt động thì đôi khi những ứng dụng trên máy tính sẽ bị treo, không phản hồi lại yêu cầu của người dùng. Trong những trường hợp như vậy thì hầu hết các ứng dụng đều không thể tắt được một cách bình thường và gây treo hệ thống. Chính vì vậy chúng ta cần tới sự hỗ trợ của Task Manager, một trình quản lý vô cùng mạnh mẽ để tắt đi những ứng dụng bị treo này. Để khởi động Task Manager thì các bạn hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl+Alt+Delete  trên bàn phím và chọn dòng Task Manager trong danh sách những lệnh hiện ra. Trong giao diện Task Manager các bạn hãy chú ý tới cột Status. Khi thấy bất kỳ 1 ứng dụng nào đó có trạng thái là Not responding thì có nghĩa là ứng dụng đó đang bị treo, các bạn hãy nhấp chuột phải vào ứng dụng đó và chọn End Task. Sau đó các bạn khởi động lại ứng dụng và kiểm tra lại. Nếu như bạn thấy phần mềm này thường xuyên bị treo thì các bạn cần tìm kiếm 1 phiên bản hoặc 1 phần mềm khác để thay thế hay thậm chí là nâng cấp máy tính của mình lên cho phù hợp với cấu hình mà phần mềm đó yêu cầu.

cach-khac-phuc-khi-may-tinh-bi-do-bi-treo

2. Khởi động lại máy tính

Khởi động lại máy tính tưởng chừng như là 1 cách làm đơn giản những lại rất hữu dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, đặc biệt là khi máy tính của bạn đã hoạt động liên tục trong thời gian dài. Việc khởi động lại máy tính sẽ giúp giải phóng bộ nhớ và đưa các thiết lập lõi trở về trạng thái mặc định. Nếu trong trường hợp máy tính của bạn bị treo cứng hoàn toàn (tổ hợp phím Ctrl+Alt+Delete không hoạt động, các đèn trên bàn phím sáng nguyên không thay đổi khi bấm nút) thì lúc đó các bạn cần sử dụng tới phương pháp Restart cứng. Lúc này các bạn cần nhấn và giữ nút nguồn máy tính cho tới khi máy tính tắt nguồn hoàn toàn, sau đó các bạn hãy nhấn nút nguồn 1 lần nữa để khởi động lại máy tính và kiểm tra lại.

cach-khac-phuc-khi-may-tinh-bi-do-bi-treo

3. Kiểm tra lịch sử hoạt động trong Reliability Monitor

Reliability Monitor là 1 công cụ giám sát và tạo báo cáo lỗi có sẵn trên hệ điều hành Windows. Công cụ này sẽ giám sát hoạt động của hệ thống và ghi lại những bất thường xảy ra như khi hệ điều hành dừng hoạt động, nguyên nhân và ứng dụng gây ra lỗi, từ đó giúp cho người dùng có thể xác định để xử lý lỗi 1 cách hiệu quả. Để mở Reliability Monitor thì các bạn hãy mở cửa sổ Start Menu và gõ vào từ khoá tìm kiếm Reliability Monitor sau đó lựa chọn dòng View reliability history hiện ra ở kết quả tìm kiếm. Tại giao diện của ứng dụng này các bạn sẽ thấy được biểu đồ hoạt động của máy tính qua những khoảng thời gian khác nhau được tuỳ chỉnh sắp xếp theo ngày hoặc theo tuần cùng với cá bản log ghi lại những lỗi xảy ra trên hệ thống. Nếu như các bạn tìm thấy bản log ghi lại lỗi xảy ra trong khoảng thời gian mà máy tính treo màn hình các bạn hãy nhấp chuột chọn dòng View technical detail màu xanh bên cạnh để xem chi tiết lỗi, từ đó có thể tìm ra phương hướng giải quyết.

cach-khac-phuc-khi-may-tinh-bi-do-bi-treo

4. Update hệ điều hành Windows

Update Window là một trong những biện pháp nâng cao mức độ bảo mật cũng như cải thiện hiệu năng hệ thống tốt nhất mà lại rất dễ thao tác với người dùng. Đặc biệt là với hệ điều hành Window 10 mới nhất hiện nay thường xuyên nhận được nhũng bản vá lỗi từ Microsoft giúp fix những lỗi có trên phiên bản cũ, trong đó có những lỗi gây treo hệ thống. Do vậy việc thường xuyên cập nhật hệ điều hành sẽ giúp cho người dùng tránh khỏi những lỗi phần mềm thường gặp trên máy tính.

cach-khac-phuc-khi-may-tinh-bi-do-bi-treo

5. Cập nhật trình điều khiển máy tính (driver)

Cũng tương tự như hệ điều hành thì driver của các phần cứng trên hệ thống (như Mainboard, VGA, sound,…) cũng cần được nâng cấp và cập nhật để tránh những lỗi phát sinh và phù hợp với hệ điều hành mới hơn. Việc cập nhật driver cho hệ thống có thể thực hiện theo 2 cách là cập nhật thủ công và cập nhật bằng phần mềm của bên thứ 3. Với cách cập nhật thủ công thì chúng ta nên lựa chọn những driver có chứng chỉ WHQL (Windows Hardware Quality Labs) hoặc truy cập vào trang chủ của nhà sản xuất phần cứng, sau đó tìm kiếm phiên bản driver mới nhất và phù hợp với hệ điều hành mình đang sử dụng rồi sau đó tải về và cài đặt. Nếu như các bạn không rành việc update thủ công thì có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ update driver tự động như Driver Easy, IOBit Driver Booster,…

cach-khac-phuc-khi-may-tinh-bi-do-bi-treo

6. Giải phóng dung lượng ổ cứng

Một ổ cứng có dung lượng trống thấp cũng là nguyên nhân khiến cho hệ thống hoạt động chậm, hay giật lag, đặc biệt là trên phân vùng cài đặt hệ điều hành. Việc thường xuyên dọn dẹp và giữ cho dung lượng trống của phân vùng cài đặt hệ điều hành ở mức cao sẽ giúp cho hệ thống của bạn hoạt động trơn tru và ổn định hơn.

cach-khac-phuc-khi-may-tinh-bi-do-bi-treo

7. Thường xuyên quét Virus, Malware trên máy tính

Virus, Malware là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng máy tính hoạt động chậm, treo, giật lag. Để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn cho dữ liệu trên máy tính thì các bạn nên thường xuyên quét Virus, Malware định kỳ trên máy tính bằng các phần mềm diệt virus nổi tiếng như Kaspersky, Avira, Norton, Malwarebytes … để quét và tiêu diệt những mối nguy hiểm tồn tại trên hệ thống.

cach-khac-phuc-khi-may-tinh-bi-do-bi-treo

8. Kiểm tra nhiệt độ máy tính

Nếu như máy tính của bạn thường xuyên có nhiệt độ cao trong thùng máy thì chắc chắn hệ thống sẽ hoạt động chậm chạp, không hoạt động hay thậm chí xảy ra nguy cơ hỏng hóc linh kiện. Nhiệt độ và độ ẩm là 2 kẻ thù hàng đầu đối với các linh kiện máy tính, chính vì vậy khi xảy ra hiện tượng giật, lag trên máy tính thì người dùng nên kiểm tra lại nhiệt độ thùng máy bằng nhiệt kế chuyên dụng hoặc các phần mềm hỗ trợ như Core Temp để có phương pháp xử lý như vệ sinh thùng máy, tra lại keo tản nhiệt, sử dụng tản nhiệt nước,…

cach-khac-phuc-khi-may-tinh-bi-do-bi-treo

9. Chạy chẩn đoán RAM

Lỗi các module bộ nhớ là một nguyên nhân dẫn tới việc máy tính bị treo khi đang hoạt động. Thông thường lỗi này sẽ đi kèm với thông báo màn hình xanh huyền thoại. Để chạy trình chẩn đoán RAM có sẵn trên hệ điều hành Window thì các bạn hãy mở Start Menu rồi gõ từ khoá Windows Memory Diagnostic rồi lựa chọn dòng đầu tiên trong kết quả tìm kiếm. Tại giao diện ứng dụng các bạn có thể lựa chọn khởi động máy tính và chạy chẩn đoán ngay lập tức hoặc chạy chẩn đoán trong lần khởi động sau.

cach-khac-phuc-khi-may-tinh-bi-do-bi-treo

Ngoài ra các bạn cũng có thể thử sử dụng phần mềm khác như Memtest86+ để nhận được kết quả kiểm tra chính xác hơn. Nếu như 1 thanh RAM nào đó gặp sự cố thì các bạn nên thay thế để hệ thống hoạt động ổn định nhất.

Trên đây là 9 cách khắc phục máy tính bị đơ, bị treo hữu hiệu và dễ thao tác nhất mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn trong bài viết ngày hôm nay. Hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để xử lý khi máy tính của mình xảy ra tình trạng treo, đơ máy. Chúc các bạn thao tác thành công!

4.6/5 - (7 bình chọn)
Giới thiệu Lê Thuận Blog 320 bài viết
Đam mê công nghệ, tin học, thủ thuật, hay chia sẻ những điều hữu ích trong công việc và cuộc sống. Yêu bóng đá, thích âm nhạc. Sống tích cực và luôn luôn hướng về phía trước.