Cùng với sự phát triển của xã hội, tốc độ phát sinh thông tin ngày càng gia tăng, đồng thời nhiều từ vựng mới cũng xuất hiện. Đặc biệt là mạng xã hội. Đây là một môi trường đa sắc của những cái tôi cá nhân và cũng chính điều đó đã tạo nên hàng loạt khái niệm ngôn ngữ mới. Chạn Vương là gì? Nó xuất phát từ đâu và có những ý nghĩa gì mà mạng xã hội vẫn hay sử dụng.
1. Chạn Vương có nguồn gốc từ đâu?
Khái niệm Chạn Vương không phải là sự sáng tạo hoàn toàn mới mẻ. Nói đúng hơn đó chính là sự kết hợp từ độc đáo theo quan niệm của nhân dân. Chúng ta đã từng nghe đến câu thành ngữ “chó chui gầm chạn” để chỉ những người bị dồn vào bước đường cùng, họ phải nhúng nhường, rơi vào thế bị động, chỉ biết than thở, không thể ngẩng đầu cũng không thể thoát ra.
Để hiểu hơn nghĩa của từ chạn chúng ta cần biết chạn vốn là đồ dùng quen thuộc của mỗi gia đình ngày xưa. Thông thường gia đình nào cũng có một dùng cụ gằng gỗ tre gọi là chạn có hình dáng như chiếc tủ để thức ăn, gia vị cần thiết nhà bếp. Cũng từ đấy khi một con chó bị đánh đuổi, bị vây bắt nó sẽ chọn gầm chạn để lẩn trốn. Nó nghĩ đây là nơi an toàn nhưng thật ra lại tự làm mình kẹt lại, không có đường lui.
Ông bà ta sử dụng câu thành ngữ và hình ảnh chạn để châm biếm những người đàn ông đem thân đi ở rể nhà người. Trong quan niệm trọng nam khinh nữ, người đàn ông phải là trụ cột, chỉ có thuyền theo lái, gái theo chồng chứ không có chuyện đàn ông theo vợ. Có lẽ thế mà chuyện một người đàn ông nào đó đi ở rể thời xưa là chuyện mất mặt cánh mày râu.
2. Chạn Vương là gì?
Chúng ta đã hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa của từ chạn. Vậy còn Chạn Vương? Vì sao lại có cách nói như thế. Trở lại câu chuyện làm rể ngày xưa. Chúng ta không nhắc đến những tục lễ ở rể ba năm của các anh nhà nghèo muốn cưới con gái nhà giàu hoặc tập tục trước khi lấy vợ của một số dân tộc. Ở rể theo cách hiểu này là nương nhờ bên vợ, cùng chung sống với gia đình nhà vợ suốt đời, thờ phụng ông bà, cha mẹ bên vợ.
Theo văn hóa phương Đông, một gia đình bao giờ cũng cần có người đàn ông làm trụ cột. Chúng ta đã quen với mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, phận làm dâu xứ người, số kiếp của người phụ nữ dành cả cuộc đời cung phụng nhà chồng. Chúng ta đã biết nhiều về quan niệm xuất giá tòng phu. Nhưng có lẽ hiếm hoi bài thơ, ca dao, câu chuyện nào kể về thân trai làm rể. Nếu có chỉ là những chuyện châm biếm, mỉa mai. Từ xưa, người con trai là thuyền, con gái là bến. Ý chí nam nhi phải lấy công danh sự nghiệp làm trọng, phải có chí hướng tang bồng. Nói một cách dễ hiểu là thân đàn ông phải tự chủ, tự lập, phải có tiếng nói và địa vị, không thể chấp nhận cuộc sống luồn cúi, thấp hèn hầu hạ người khác. Vậy mà một số ít đàn ông lại chấp nhận thiệt thòi đi ở rể. Việc ở rể của đàn ông cũng có muôn câu chuyện khó nói không riêng gì phụ nữ. Họ phải phục tùng, phải vâng lời ngoan ngoãn, phải lép vé trước nhà bên vợ. Nếu gặp gia đình vợ hiểu chuyện, thương con trọng rể thì không nói. Có nhiều gia đình vợ ỷ giàu có không xem trọng rể, coi thường họ. Xã hội không hiểu lại coi họ là hạng đàn ông ăn bám. Tính cách tự do của một người đàn ông thông thường không thể chịu được mất đi lòng tự trọng. Vì thế mà ít ai chấp nhận ở rể.
Vương là gì? Theo cách xưng hô của người xưa, vương chính là chức tước cao bậc nhất xếp sau vua. Những nước lớn vẫn gọi người đứng đầu các nước chư hầu là vương. Vương là hoàng thân quốc thích, là anh em chú bác với vua. Hiểu rộng ra, vương là cách gọi cho người có địa vị cao, có cuộc sống nhung lụa, giàu sang.
Vương là điều đáng tự hào trong xã hội thứ bạc và giai cấp. Tuy nhiên cách nói Chạn Vương lại chứa đựng sự mâu thuẫn. Đã là Vương sao có thể ở trong Chạn? Chính sự mâu thuẫn này đã tạo nên sự chế nhạo, trào lộng trong cách gọi. Chúng ta có thể hiểu, ngày nay dân mạng sử dụng từ Chạn Vương để chỉ những người đàn ông sống cuộc sống xa hoa, giàu sang nhưng vì nhờ vợ. Nhờ vợ nên mới có đầy đủ nhà lầu, xe hơi, nhờ vợ mới có thể quần là áo lụa mà ngẩng mặt với đời. Chỉ có điều cuối cùng họ vẫn là những Vương ở Chạn, sống bám, sống nhút nhát, chưa thể hiện được bản lĩnh đàn ông.
3. Trở thành Chạn Vương bạn sẽ được gì, mất gì
Chạn Vương không phải ai muốn cũng được và ngược lại không phải ai được cũng muốn. Nói như thế để biết rằng có rất nhiều người đàn ông rất muốn tiến thân, đổi đời bằng cách lấy vợ giàu. Ngược lại cũng có rất nhiều đàn ông lấy vợ giàu nhưng đó không phải là ước muốn của họ. Họ đến với cô gái kia cũng vì tình yêu.
Khi trở thành Chạn Vương người đàn ông sẽ có những lợi và hại. Được và mất?
Làm Chạn Vương các anh sẽ được gì?
- Một khi được lấy vợ giàu, thì điều thuận lợi đầu tiên là sẽ không phải lo cơm, áo, gạo tiền, không phải cắm mặt bán mạng nuôi vợ con như những người đàn ông khác.
- Kế đến Chạn Vương sẽ có hậu thuẫn vững chắc về mặt kinh tế lẫn địa vị. Nhiều đàn ông trở nên thành đạt hơn nhờ sự giúp đỡ của bên vợ hoặc tài sản mà cha mẹ vợ tặng cho.
- Đổi đời đó là lợi thế mà những Chạn Vương mong muốn. Họ sẽ một bước có được cuộc sống sung sướng, sa hoa. Đặc biệt là những chàng trai xuất thân nghèo khó thì cưới được vợ giàu chính là thành công.
Làm Chạn Vương các anh sẽ mất gì?
- Mất đi tự do. Đương nhiên rồi. Nếu sống chung gia đình bên vợ thì người đàn ông sẽ bị hạn chế những quyết định của mình. Mỗi việc bạn làm, mỗi nhu cầu bạn cần đều phải thông qua ý kiến nhà vợ.
- Bạn sẽ bị người đời mỉa mai. Dù có thể người ta không hiểu rõ hoàn cảnh của bạn nhưng khi biết bạn là Chạn Vương chắn chắc sẽ có vài người trong số họ chê cười bạn.
- Một số đàn ông nhờ bên vợ mà phát huy bản thân nhưng một số khác lại ỷ lại, thụt lùi. Họ càng được bên vợ chăm sóc, quan tâm, giúp đỡ thì càng trở nên yếu đuối. Số khác không cam chịu sẽ phản kháng bằng cách vô ơn.
- Gia đình nhỏ của những Chạn Vương chưa chắc hạnh phúc. Điều này hoàn toàn có căn cứ vì người đàn ông bị lệ thuộc sẽ ấm ức không giải bày, cộng với những mâu thuẫn phát sinh họ dễ nổi cáu và ôm hận. Người hứng chịu sẽ là cô vợ.
4. Kết luận
Ở rể không hẳn là không tốt. Nên hay không nên còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, quan niệm của mỗi người. Điều quan trọng là cách cư xử của những Chạn Vương với gia đình bên vợ. Nếu được giúp đỡ mà họ biết cư xử, yêu thương người vợ, quý trọng gia đình bên vợ, biết cách phát triển bản thân thì không có gì sai. Chỉ tiếc là rất nhiều Chạn Vương ỷ lại, phụ thuộc rồi vô ơn. Ăn nhờ nhà vợ nhưng lại đối xử tệ với vợ và cha mẹ vợ. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc Chạn Vương là gì? Cảm ơn các bạn đã quan tâm.