Trong quá trình sử dụng phần mềm Microsoft Excel thì chắc hẳn không ít lần các bạn thấy lỗi #N/A xuất hiện trong bảng tính. Đây là 1 mã lỗi rất thường xuyên gặp phải trong Microsoft Excel. Trong một số trường họp nhất định thì chúng ta không thể xác định rõ xem công thức tính đang sử dụng có trả về kết quả lỗi #N/A hay không. Chính vì vậy cần phải có 1 phương pháp để kiểm tra, định lỗi này. Đó chính là công dụng của hàm ISNA. Hàm ISNA có thể sử dụng đơn lẻ hoặc lồng ghép với các hàm khác nhau như hàm IF và hàm VLOOKUP. Trong bài viết ngày hôm nay, lethuan.net sẽ gửi tới các bạn giới thiệu về hàm ISNA, công dụng và cách sử dụng hàm ISNA trong Excel. Xin mời các bạn cùng theo dõi!
Xem thêm: Cách sử dụng hàm nhân trong Excel
1. Giới thiệu về hàm ISNA trong Excel
Hàm ISNA là 1 hàm logic trong Microsoft Excel có chức năng giúp cho người dùng có thể kiểm tra được kết quả của 1 hàm tính có bị mắc lỗi #N/A hay không. Lỗi #N/A là 1 lỗi rất hay gặp phải trong quá trình sử dụng Excel, biểu thị cho giá trị không tồn tại, giá trị không có sẵn. Hàm ISNA cthường được sử dụng kết hợp với các hàm tính khác, phổ biến như hàm IF và hàm VLOOKUP với mục đích bổ trợ cho người dùng để có thể kiểm tra được những lỗi #N/A phát sinh khi sử dụng các hàm này.
Cú pháp sử dụng hàm ISNA: =ISNA(value)
Trong đó ISNA là cú pháp hàm tính, value là giá trị của ô tính hay biểu thức mà bạn cần kiểm tra. Sẽ có 2 kết quả được trả về khi sử dụng hàm ISNA:
- Giá trị TRUE: Nếu như “value” = #N/A
- FALSE: Nếu như “value” <> #N/A
2. Hướng dẫn sử dụng hàm ISNA trong Microsoft Excel thông qua một số ví dụ cơ bản
a) Sử dụng hàm ISNA độc lập
Ở ví dụ dưới đây chúng ta sẽ sử dụng hàm ISNA độc lập, không kết hợp với các hàm tính khác. Giả sử chúng ta có 1 bảng tính bậc lương như hình dưới đây, hãy kiểm tra xem giá trị bậc lương nào khi nhập bị lỗi. Với yêu cầu đơn giản này thì chúng ta sẽ sử dụng hàm ISNA để kiểm tra trong danh sách bậc lương, nếu như bậc lương có giá trị đúng thì hàm ISNA sẽ báo “FALSE” (không có lỗi) và ngược lại nếu bậc lương có giá trị sai thì hàm ISNA sẽ báo “TRUE” (đã có lỗi).
Chúng ta sẽ sử dụng hàm ISNA có cú pháp: =ISNA(C2), trong đó C2 là ô tính chứa giá trị bậc lương của nhân viên đầu tiên. Sau khi nhập xong các bạn nhấn Enter.
Ta sẽ nhận được kết quả trả về là “FALSE” vì hệ số bậc lương của nhận viên này được nhập giá trị đúng, không có lỗi.
Tiếp theo các bạn hãy sử dụng công cụ sao chép hàm để copy công thức hàm tính ở ô C2 xuống tất cả các ô còn lại trong bảng tính. Các bạn hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + C rồi kéo chuột xuống tất cả các ô tính trong cột tính tương ứng rồi nhấn Ctrl + V. Lúc này chúng ta có thể thấy giá trị hàm ISNA trả về tại ô D4 là True (đã có lỗi) do giá trị của ô tính C4 đã xảy ra lỗi #N/A, ở ở các ô còn lại do không có giá trị lỗi nên đều hiện kết quả là “FALSE” (không có lỗi).
b) Sử dụng hàm ISNA kết hợp
Trong ví dụ này chúng ta sẽ học cách sử dụng hàm ISNA kết hợp với 2 hàm phổ biến khác là IF và VLOOKUP. Giả sử chúng ta có bảng tính tiền giá ngày dựa theo bảng giá phòng dưới đây. Ở ví dụ này chúng ta sẽ phải tính toán “Giá ngày” dựa theo số liệu đã cho ở “Bảng giá phòng”.
Đầu tiên chúng ta cần sử dụng hàm VLOOKUP để lấy được giá trị cần thiết dựa theo “Bảng giá phòng”, ở đây là “giá ngay”. Hàm VLOOKUP được dùng sẽ có cú pháp như sau: =VLOOKUP(C5;$I$6:$J$8;2;0)
Trong đó:
- Lookup_value = C5: là giá trị mẫu để tìm kiếm. Ở đây là cột “Loại phòng” trong cột C, bắt đầu từ ô C5.
- Table_array = I6:J8: là vùng chứa giá trị tham chiếu, ở đây là “Bảng giá phòng” nằm trong phạm vi từ ô I6 đến ô J8. Các bạn hãy lưu ý rằng chúng ta không quét các ô tiêu đề mà chỉ quét các ô chứa giá trị tham chiếu.
- Col_index_num = 2: là cột trả về giá trị kết hợp, ở trong ví dụ này là cột thứ 2 (cột có giá phòng).
- [range_lookup] = 0: là giá trị logic để tìm kiếm kết quả 1 cách chính xác theo mã phòng thay vì kết quả tương đối.
Lúc này các bạn sẽ thấy trong bảng xuất hiện những ô báo lỗi #N/A do xuất hiện những giá trị trống trong cột giá trị mẫu (Loại phòng).
Lúc này chúng ta có thể khắc phục lỗi trên bằng cách sử dụng hàm ISNA kết hợp với 2 hàm IF và VLOOKUP, chúng ta sẽ thay thế dòng lỗi #N/A trên bằng dòng chữ “Chưa đặt phòng”. Lúc này chúng ta sẽ có dòng lệnh kết hợp với cấu trúc như sau:
=IF(ISNA(VLOOKUP(C5;$I$6:$J$8;2;0));”Chưa đặt phòng”;VLOOKUP(C5;$I$6:$J$8;2;0))
Để hiểu rõ hơn về dòng lệnh này thì chúng ta sẽ chia nhỏ nó làm 2 phần để phân tích: phần ISNA(VLOOKUP((C5;$I$6:$J$8;2;0)) – tạm gọi là dòng lệnh α và phần còn lại, trong đó:
- Dòng lệnh ISNA(VLOOKUP((C5;$I$6:$J$8;2;0)): chúng ta sẽ sử dụng hàm ISNA trước hàm VLOOKUP để tìm kiếm được các giá trị lỗi #N/A tạo ra khi chúng ta thực hiện hàm VLOOKUP. Lúc này giá trị hiển thị tại các ô tính lỗi sẽ là TRUE còn các ô tính đúng sẽ là FALSE.
- Tiếp theo chúng ta sử dụng hàm IF(α;”Chưa đặt phòng”;VLOOKUP(C5;$I$6:$J$8;2;0)) để thay thế giá trị của các ô tính lỗi. Lúc này giá trị TRUE tại các ô tính lỗi sẽ được thay thế bằng cụm từ “Chưa đặt phòng”, nếu lệnh α không phát hiện lỗi #N/A thì giá trị hiển thị sẽ bằng giá trị khi thực hiện hàm VLOOKUP (là giá trị số thay vì giá trị FALSE).
Kết quả chúng ta có thể thấy rằng các ô tính lỗi #N/A đã được hiển thị thành “Chưa đặt phòng”, các ô tính không lỗi sẽ hiển thị giá ngày dựa theo loại phòng.
Như vậy trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi đã gửi tới các bạn giới thiệu về hàm ISNA, công dụng cũng như cách sử dụng hàm ISNA trong Excel, qua đó có thể giúp cho các bạn có thể ứng dụng 1 cách linh hoạt khi xử lý các công việc liên quan đến bảng tính. Chúc các bạn thao tác thành công!