Để tồn tại và phát triển, cơ thể chúng ta cần rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm, đường, chất xơ, khoáng chất…và quan trọng không thể thiếu đó chính là vitamin. Vậy vitamin là gì? Nó có cơ chế hoạt động và những đặc điểm lợi ích gì đối vơi cơ thể. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Vitamin là gì?
Vitamin là một phân tử hữu cơ,là một loại vi chất dinh dưỡng thiết yếu mà một sinh vật cần với số lượng nhỏ để duy trì hoạt động đúng đắn của quá trình trao đổi chất. Vitamin không thể được tổng hợp trong cơ thể, do đó phải có được thông qua chế độ ăn uống.
Mỗi cơ thể, mỗi loài sinh vật không chỉ riêng con người đều rất cần vitamin để duy trì cơ thể trong trạng thái bình thường. Không giống như những chất dinh dưỡng khác, vitamin không cần với số lượng lớn nhưng lại cần đầy đủ. Hiện nay có 13 loại vitamin được thống kê, mỗi loại đảm nhận những vai trò khác nhau, bổ sung cho nhau.
Một điều thú vị nữa là không phải loài nào cũng có cơ chế tổng hợp vitamin từ thức ăn. Ví dụ ở loài chó, vitamin c không đến từ thực phẩm mà do cơ thể tự sản xuất. Vitamin D ở người đến từ nguồn thực phẩm không nhiều, chúng ta có thể sản sinh ra vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
2. Có những loại vitamin nào?
Dựa vào môi trường hòa tan của vitamin mà chúng ta chia vitamin thành hai nhóm: vitamin tan trong chất béo, vitamin tan trong nước.
- Vitamin tan trong chất béo gồm: A, D, E, K. Loại vitamin này cơ thể dự trữ trong gan, mô mỡ trong khoảng thời gian ngắn vài tháng. Chính vì thế mà chúng ta nên sử dụng thêm chất béo để tạo điều kiện tốt cho vitamin hoạt động. Đối với những người ăn kiêng cũng không nên cắt hoàn toàn chất béo, có thể sử dụng chất béo thực vật thay thế.
- Vitamin tan trong nước bao gồm C, D. Những loại vitamin này rất dễ tan trong nước và không thể tồn tại lâu trong cơ thể nên chúng ta cần cung cấp thường xuyên thông qua việc ăn uống.
Vitamin A
- Còn gọi là Retinol là chất có màu vàng, hòa tan trong dầu, có tác dụng hỗ trợ mắt, phát triển thị lực, tăng cường hệ miễn dịch, trị mụn.
- Nếu thiếu hụt vitamin A có thể gây ra bệnh quáng gà và chứng nhuyễn giác mạc.
- Cần bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A bao gồm: bông cải xanh, khoai lang, bơ, bí ngô, rau cải xanh, trứng và sữa, gan, cà rốt, cải xoăn, rau bia…
Vitamin B1
- Tên khác là Thiamin là Vitamin thuộc nhóm B và tan được trong nước. Vitamin B1 bảo vệ sức khỏe tim mạch, tăng cường não bộ, phòng chống bệnh Alzheimer, hỗ trợ tiêu hóa ở trẻ nhỏ.
- Nếu thiếu hụt vitamin B1 sẽ gây ra hội chứng beriberi và Wernicke-Korsakoff (bệnh liên quan đến tim mạch, tâm thần)
- Cần bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B1 : hạt, sữa bột, đậu nành, men bia, yến mạch và các loại thịt, cá và trứng…
Vitamin B2
- Còn gọi là riboflavin, có thể hòa tan trong nước. Cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào cơ thể và giúp chuyển hóa thức ăn.
- Nếu thiếu hụt sẽ gây viêm môi và các vết nứt trong miệng.
- Bổ sung vitaminb B1 từ chuối, hồng, đậu bắp, cải thìa, phô mai, sữa, sữa chua, thịt, trứng, cá và đậu xanh, măng tây.
Vitamin B3
- Còn gọi là niacin, niacinamide, có thể hòa tan trong nước. Chức năng: Cơ thể cần niacin để các tế bào phát triển và hoạt động chính xác.
- Nếu thiếu hụt sẽ dẫn đến một vấn đề sức khỏe như pellagra, gây tiêu chảy, thay đổi ở da và rối loạn đường ruột.
- Bổ sung vitamin B3 từ thịt bò, cá ngừ, cá hồi, rau lá, bông cải xanh, thịt gà, cà rốt, các loại hạt, đậu phụ và đậu lăng, trứng, sữa, cà chua…
Vitamin B5
- Còn gọi là axit pantothenic,có thể hòa tan trong nước.Cần thiết để sản xuất năng lượng và kích thích tố.
- Nếu thiếu hụt sẽ gây ra các triệu chứng bao gồm dị cảm, hoặc châm chích.
- Bổ sung các chất từ thịt, ngũ cốc nguyên hạt, bông cải xanh, bơ và sữa chua…
Vitamin B6
- Còn gọi là pyridoxine, pyridoxamine, pyridoxal, có thể hòa tan trong nước. Quan trọng cho sự hình thành các tế bào hồng cầu.
- Nếu thiếu hụt: Có thể dẫn đến thiếu máu và bệnh thần kinh ngoại vi.
- Bổ sung từ đậu xanh, gan bò, chuối, bí và các loại hạt.
Vitamin B7
- Còn gọi : biotin, có thể hòa tan trong nước. Giúp cơ thể chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrate. Góp phần tạo ra keratin – một loại protein cấu trúc trong da, tóc và móng tay.
- Nếu thiếu hụt: Mức độ vitamin B7 thấp có thể gây viêm da hoặc viêm ruột.
- Bổ sung từ lòng đỏ trứng, gan, bông cải xanh, rau bina và pho mát.
Vitamin B9
- Còn gọi: axit folic, axit folinic, có thể hòa tan trong nước. Góp phần trong quá trình tạo DNA và RNA.
- Nếu thiếu hụt: Khi mang thai, thiếu hụt vitamin B9 có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi. Các bác sĩ khuyến nghị nên bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai.
- Bổ sung từ các loại rau lá, đậu Hà Lan, các loại đậu, gan, một số sản phẩm ngũ cốc tăng cường và hạt hướng dương.
Vitamin B12
- Còn gọi: cyanocobalamin, hydroxocobalamin, methylcobalamin, có thể hòa tan trong nước.Cần thiết trong việc duy trì ổn định hoạt động của hệ thống thần kinh.
- Nếu thiếu hụt: Có thể dẫn đến các vấn đề thần kinh và một số loại thiếu máu.
- Bổ sung từ cá, động vật có vỏ, thịt, gia cầm, trứng, sữa….
Vitamin C
- Còn gọi: axit ascorbic, có thể hòa tan trong nước. Vitamin này sản xuất collagen, chữa lành vết thương và hình thành xương, tăng cường hoạt động của các mạch máu, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể hấp thụ sắt và hoạt động như một chất chống oxy hóa.
- Nếu thiếu hụt: có thể dẫn đến bệnh còi xương, gây chảy máu nướu răng, mất răng, mô kém phát triển và vết thương mau lành.
- Bổ sung từ các loại trái cây và rau quả
Vitamin D
- Còn gọi ergocalciferol, cholecalciferol, hòa tan trong chất béo. Cần thiết cho sự khoáng hóa lành mạnh của xương.
- Nếu thiếu hụt: Có thể gây ra còi xương và nhuyễn xương, hoặc mềm xương.
- Bổ sung từ tia UVB từ mặt trời hoặc cá béo, trứng, gan bò và nấm.
Vitamin E
- Còn gọi: tocopherol, tocotrienol, có thể hòa tan trong chất béo. Vitamin E giúp chống oxy hóa của nó giúp ngăn ngừa stress oxy hóa, một vấn đề làm tăng nguy cơ viêm lan rộng và các bệnh khác nhau.
- Nếu thiếu hụt: có thể gây thiếu máu tán huyết ở trẻ sơ sinh, phá hủy các tế bào máu.
- Bổ sung từ mầm lúa mì, kiwi, hạnh nhân, trứng, các loại hạt, rau xanh và dầu thực vật..
Vitamin K
- Còn gọi là phylloquinone, menaquinone, có thể hòa tan trong chất béo, hỗ trợ cho quá trình đông máu.
- Nếu thiếu hụt: Mức độ thấp có thể gây ra tình trạng dễ bị chảy máu bất thường hoặc chảy máu tạng.
- Bổ sung từ rau lá xanh, bí ngô, quả sung và mùi tây.
3. Kết luận
Thông qua 13 loại vitamin và những thông tin quan trọng cung cấp trên, chúng ta đã biết vitamin là gì, có thể khẳng định vitamin là những chất không thể thiếu để duy trì hoạt động sống của cơ thể. Vậy nên chúng ta cần bổ sung đầy đủ các loại chất này trong bữa ăn hằng ngày. Cần lưu ý một số đặc tính của từng loại vitamin này để đảm bảo chúng được cơ thể con người hấp thụ tối đa nhất.